Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Huế (tiếp theo)
Thừa Thiên ngưng ních hết , (1)
Quảng Ngãi giờ thôi lo, (2)
Quảng Nam không mất gốc, (3)
Bình Định hết co ro. (4)
Khai Phi
(Phỏng theo câu “Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay lo, Bình Định co ro, Thừa Thiên ních hết”)
(1) Ních: ăn no phình bụng. Dân Huế được triều Nguyễn (1802-1945) ân sủng nói mình “ăn no phình bụng” không để lại gì cho dân Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định (Thừa Thiên ních hết).
(2) Ngày xưa vì đất Quảng Ngãi nhỏ và không tốt, hầu hết dân Quảng Ngãi sống bằng nghề đi biển đánh cá. Thuyền đánh cá thô sơ và phương tiện thông tin cấp cứu không có, vì vậy dán Quảng Ngài hay lo. Ngày nay có tàu đánh cả tốt và phương tiện thông tin cấp cứu khá an toàn, dân Quảng Ngãi hết lo.
(3) Dân Quảng Nam, ngay cả dân Quảng Nam ở ngoại quốc đều lên tiếng họ từ Bắc bộ (Bắc Việt Nam) di cư hoặc bị đầy tới Quảng Nam.
(4) Ngày xưa Nhà Tây Son tỉnh Bình Định nổi dậy tàn sát gần hết dòng dõi Chúa Nguyễn, trừ Nguyễn Phúc Ánh.
Phúc Ánh được Pháp và đạo Thiên Chúa giúp. Phúc Ánh được nhà thờ Thiên Chúa dấu che chở rồi được Pháp đưa ra đảo Phú Quốc. Phúc Ánh gửi con là Nguyễn Phúc Cảnh sang Pháp để làm con tin xin cầu viện. Cậu bé Cảnh bị bệnh chết tại Pháp. Nhờ súng đạn của Pháp giúp, Phúc Ánh dẹp được nhà Tây Sơn và lên ngôi tự xưng là vua Gía Long. Gia Long tàn sát dòng dõi nhà Tây Sơn tàn ác nhất: tứ mã phanh thây: dùng bốn con ngựa xé nát tội nhân, lăng trì (tùng xẻo): sau mỗi tiếng trống xẻo một miếng thịt tội nhân cho đến chết, voi dầy: cho voi đạp chết tội nhân, vân vân. Ngoài ra, triều Nguyễn không ưa và trù dân Bình Định, bởi vậy dân Bình Định sợ (co ro).