Khai Phi's Website

Luật Thơ Của Thất Ngôn Bát Cú Đường Thi_Khai Phi Hạnh Nguyên

Vần bằng là những chữ có dấu huyền, thí dụ huyền, nàng, chàng, bàn, bò, vân vân, hoặc không có dấu sắc, dấu hỏi, dấu ngã, hay dấu nặng, thí dụ tôi, ta, anh, hoa, trâu, hiên, vân vân.
Vần trắc là những chữ có dấu sắc, đấu hỏi, dấu ngã, hoặc dấu nặng, thí dụ sắc, hỏi, ngã, nặng, vân vân .
Vần bằng viết tắt là B.
Vần trắc viết tắt là T.
O là vẫn bằng hay vẫn trắc cũng được.

Luật về vần bằng vần trắc: 
OTOBOTO
OBOTOBO
OBOTOBO
OTOBOTO
OTOBOTO
OBOTOBO
OBOTOBT
OTOBOTO
Thí dụ bài Thất Ngôn Bát Cú Đường Thi sau đây:

Tôn Phu Nhân Quy Thục

Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ tòng .
Ngàn thu rạng tiết gái Giang Đông .
Lìa Ngô bịn rịn chòm mây bạc .
Về Hán trau chia mảnh má hồng .
Son phấn thà cam dầy gió bụi .
Đá vàng chị để thẹn nong sông .
Ai về nhắn với Châu Công Cẩn (T)
Thà mất lòng anh được bụng chồng .

Tôn Thọ Tường

hoặc
OBOTOBO
OTOBOTO
OTOBOTO
OBOTOBO
OBOTOBO
OTOBOTO
OTOBOTT
OBOTOBO

Chú thích: chữ cuối cùng của câu 7 trong bài Thất Ngôn Bát Cú Đường Thi luôn luôn phải là vần trắc (T)

Luật về đối tự (chữ đối nhau) trong câu 3 với 4 và trong câu 5 với 6.
Thí dụ:
Lìa Ngô về Hán đối nhau, bịn rịn và trau chia đối nhau, chòm mây bạcmảnh má hồng đối nhau.
Son phấnđá vàng đối nhau, thà camchi để đối nhau, dầy gió bụithẹn non sông đối nhau.
Nói khác đi, câu 3 và 4 làm thành một cặp câu đối (cặp liễn), câu 5 và 6 làm thành một cặp câu đối (cặp liễn) khác.

%d