Khai Phi's Website

Luật của Thơ Yết Hậu_Khai Phi Hạnh Nguyên

Yết là teo, hậu là cuối. Thơ Yết Hậu là Thơ Tứ Tuyệt câu cuối bị teo chỉ còn là một chữ.

Vần bằng là những chữ có dấu huyền, thí dụ huyền, nàng, chàng, bàn, bò, vân vân, hoặc không có dấu sắc, dấu hỏi, dấu ngã, hay dấu nặng, thí dụ tôi, ta, anh, hoa, trâu, hiên, vân vân.
Vần trắc là những chữ có dấu sắc, đấu hỏi, dấu ngã, hoặc dấu nặng, thí dụ sắc, hỏi, ngã, nặng, vân vân .
Vần bằng viết tắt là B.
Vần trắc viết tắt là T.
O là vần bằng hay vần trắc cũng được.

Kiến trúc của Thơ Yết Hậu:
OTOBOTO
OBOTOBO
OBOTOBT
B
Giống như Thơ Tứ Tuyệt, chữ cuối cùng của câu thứ 3 của Thơ Yết Hậu luôn luôn phải là vần trắc (T).
Thí dụ:

Sống ở trần gian đánh chén nhè.
Thác về âm phủ xách kè kè
Diêm Vương thấy hỏi mang gì đấy ?
Be.

Tú Xương

Đánh chén nhè: nhậu say.
Be: một kiểu chai đựng rượu.

 

%d