Khai Phi's Website

Làm Thơ

Nàng Thơ & Thi sĩ Hésiode

Người ta những lúc thích làm thơ
Là lòng bỗng dậy nét không ngờ .
Nét hay nét thật tim vừa cảm ,
Hạ bút thơ ngay chẳng đợi chờ .

Thơ Đường là thơ đời nhà Đường bên Trung Quốc.
Thơ Đường Luật là thơ làm theo luật của Thơ Đường.
Trước đời nhà Đường, Trung Quốc đã có thơ. Vậy thơ thời đó không làm theo luật của Thơ Đường.
Muôn đời và muôn nơi, thơ gồm ý thơ (bài thơ nói về cái gì, mỗi câu thơ nói về cái gì) và lời thơ. Lời thơ gồm âm điệu và vần điệu. Ngoài ra lời thơ gồm văn phạm (cách viết đúng luật lệ của ngôn ngữ) và ngữ vựng (cách dùng chữ đúng và hay).
Thơ Đường gồm
1. Thơ Thất Ngôn Bát Cú (bài thơ gồm tám câu mỗi câu bảy chữ).
2. Thơ Tứ Tuyệt (bài thơ gồm bốn câu mỗi câu bảy chữ).
3. Thơ Yết Hậu (yết là hẹp lại, là teo; hậu là sau, là cuối) là thơ Tứ Tuyệt nhưng câu cuối chỉ là một chữ.
Thi sĩ đời nhà Đường phát minh ra một lối dùng vần bằng vần trắc để làm cho câu thơ luôn luôn có âm điệu hay, có lẽ hay vào bậc nhất. Phát minh này gọi là luật về vần bằng vẫn trắc của Thơ Đường.
Người Việt Nam phát minh ra Thơ Lục Bát gồm câu đầu sáu chữ, câu kế tiếp tám chữ và cứ thế tiếp tục cho đến hết bài thơ hoặc tập thơ. Thơ Lục Bát có luật về vần bằng vần trắc và vần điệu. Luật về vần bằng vần trắc của Thơ Lục Bát làm cho âm điệu của câu thơ luôn luôn hay, có lẽ hay vào bậc nhất.
Vậy chỉ khi nào làm Thơ Đường Luật, làm Thơ Lục Bát và làm Thơ Mới của Việt Nam mỗi đoạn bốn câu mỗi câu bảy chữ mới cần phải tuyệt đối theo luật về vần bằng vần trắc của Thơ Đường và Thơ Lục Bát.

Khai Phi

Cước chú
Mời xem những bài khác trong Khai Phi’s Website nói về luật thơ để hiểu rõ bài viết này.

%d bloggers like this: