Chữ Hán & Chữ Việt
Chữ Hán
Trước hết nên phân biệt ngữ hoặc chữ (tự) với tiếng hoặc lời (từ). Không nên lẫn lộn hai chữ này với nhau. Thí dụ : tự điển chứ không phải từ điển vì tự điển là cuốn sách chỉ có chữ mà thôi.
Việt Nam dùng chữ Hán từ khi lập quốc cho tới năm 1930 thì bỏ chữ Hán dùng chữ Việt cho đến nay.
Kanji is 漢字 which is literally “Chinese writing”, and that is also the same as Hanzi in Mandarin Chinese. Notice that the same characters have different pronunciations.
https://search.yahoo.com/yhs/search?hspart=mnet&hsimp=yhs-001&type=type9043493-spa-796-21715¶m1=796¶m2=21715&p=are+japamese+anf+chinese+writing+the+same
Copy the above link into Internet Research box and press Enter or click Search to see the article.
Chép dòng ở trên vào hộp Internet Search và nhấn Enter hoặc click Search để xem bài viết.
漢字 hai chữ Hán này
người Hán, người Bắc Kinh, đọc là Hanji;
người Việt đọc là Hán Tự;
người Nhật đọc là Kanji.
Vậy người Nhật đã dùng chữ Hán cho đến bây giờ, đã đánh đuổi Mỹ và các nước Âu Châu để chiếm Đông Nam Á Châu rồi bị hai quả bom nguyên tử của Mỹ ném xuống Hiroshima và Nagasaki nên phải ký hòa ước đầu hàng Mỹ vô điều kiện năm 1945. Sau đó, Nhật giàu hạng nhì sau Mỹ, và bây giờ giàu hạng ba sau Mỹ và Trung Quốc. Trung Quốc chỉ giàu hơn Nhật một chút trong khi dân Trung Quốc đông gấp mười dân Nhật (dân Nhật 130 triệu người, dân Trung Quốc 1 tỷ 300 triệu người).
Lịch sử Việt Nam đã được viết lại bằng chữ Việt. Nhiều người Việt Nam muốn xem thẳng lịch sử Việt Nam bằng chữ Hán, nhưng không biết chữ Hán.
Nếu biết chữ Hán, người Việt có thể xem được những gì quý giá người Việt ngày xưa đã viết bằng chữ Hán. Thí dụ: võ thuật, chiến thuật, chiến lược, chính trị, vân vân. Ngoài ra, nếu biết chữ Hán, người Việt có thể xem được những gì của Trung Quốc và Nhật Bản viết bằng chữ Hán. Thí dụ: lịch sử, khoa học kỹ thuật của Nhật và Trung Quốc, vân vân.
Chữ Việt
Alexandre de Rhodes, né en Avignon le 15 mars 1591 et mort à Ispahan (Perse) le 5 novembre 1660, est un prêtre jésuite français, missionnaire en Cochinchine et au Tonkin (Vietnam) et linguiste.
Chữ Việt được phát minh bởi Alexandre de Rhodes (A lịch sơn Đắc lộ). Alexandre de Rhodes (1591-1660) là người Pháp, một Linh Mục đạo Thiên Chúa dòng Jésuite (dòng học giỏi) Pháp, một nhà truyền đạo ở Nam Bộ và Bắc Bộ Việt Nam, và một nhà ngôn ngữ học.
De Rhodes nghe người Việt nói rồi ghi lại bằng các mẫu tự abc và phát minh ra chữ Việt để giảng đạo. Vì vậy chữ Việt này rất thô sơ. Thí dụ chữ Trời viết là Blời.
Chữ Việt này sau đó được các nhà trí thức Việt Nam sửa chữa lại.
Chữ Việt từ 1930 đến 1945 đúng và đã được dùng để viết ra những tác phẩm văn nghệ có giá trị, đứng vững với thời gian. Thí dụ các tiểu thuyết, thơ, nhạc tiền chiến, vân vân.
Chữ Việt này gọi là chữ Việt gốc, tiếng lóng gọi là chữ Việt xịn (l’original – bản chính). Chữ Việt gốc này được dùng cho đến năm 1954.
Từ 1954 đến nay đa số người Việt viết chữ Việt quá tệ, sai từ chữ đến văn phạm. Có thể nói hiện chữ Việt bị khủng hoảng. Việc này là do lỗi của bộ giáo dục của các chính quyền đương thời. Bộ giáo dục đã dạy chữ Việt bằng cách để học trò nhớ thuộc lòng chữ Việt, mà không cắt nghĩa chữ Việt bằng những thí dụ cho biết tại sao chữ có dấu hỏi, dấu ngã; tại sao chữ có g và không có g; tại sao mẫu tự cuối cùng (tiếp vĩ ngữ) là chữ t chứ không phải chữ c hoặc ngược lại (vice versa). Ôi nước ta một thời đã có các bộ giáo … đục.
Khác Nhau Giữa Chữ Hán & Chữ Việt
Chữ Hán lấy hình vẽ tượng trưng mà diễn tả.
Thí dụ 1: chữ sơn 山 nghĩa là núi gồm một gạch ngang ở giữa có một gạch thẳng đứng cao nhất, hai bên gạch thẳng đứng này là hai gạch thẳng đứng thấp hơn. Ba gạch thẳng đứng là ba ngọn núi, gạch ngang là mặt đất.
Thí dụ 2: chữ phúc 福 nghĩa là hạnh phúc gồm phần bên trái là chữ y nghĩa là quần áo; phần bên phải trên cao nhất là chữ nhất (nghĩa là một) tượng trưng bởi một gạch ngang; dưới chữ nhất là hình chữ nhật chỉ cái miệng (khẩu); dưới hình chữ nhật là một hình vuông chia làm bốn chỉ cái ruộng (điền). Vậy chữ phúc gồm quần áo, một cái miệng và một cái ruộng; tượng trưng bởi no ấm.
Vậy chữ Hán tự nó có ý nghĩa, không cần phải cắt nghĩa nên dễ hiểu, dễ nhớ.
Chữ Việt chỉ là ghi lại tiếng nói bằng các mẫu tự abc.
Chữ Việt gốc do các nhà trí thức Việt sửa lại chữ Việt của Alexandre de Rhodes, và tương đối đúng từ 1930 đến 1954. Vì chỉ là ghi âm tiếng nói nên chữ Việt chỉ là abc ghép lại, muốn hiểu phải được cắt nghĩa. Vậy chữ Việt nhìn giản dị những rắc rối hơn chữ Hán, do đó khó hiểu, cần phải dùng trí nhớ nhiều. Chữ Việt hiện nay cần chỉnh lại như thời 1930-1954 vì hiện đa số người Việt viết chữ Việt sai tàn nhẫn, sai từ chữ đến văn phạm. Chữ Việt đang bị khủng hoảng nặng nề.
Hiểu ra được như đã viết trong bài này, tôi thèm biết chữ Hán nhưng tôi sinh năm 1940 nên đã không được học chữ Hán. Tiếc thay và tiếc thay, tôi đã 80 tuổi thì làm sao học chữ Hán kịp.
Người Việt sau này nên biết cả chữ Hán và chữ Việt gốc thời 1930-1954.
Khai Phi