Khai Phi's Website

Ngôn Ngữ

Ngôn

Ngôn là lời hoặc từ.
Nói không hiểu nhau thì không phải cùng một dân tộc dù cùng màu da và mặt mũi hình dáng giống nhau. Thí dụ: người Trung Quốc với nhau. Thí dụ khác: người các nước da vàng, da trắng, da đen, vân vân.
Nói hiểu nhau nhưng khác màu da cũng không phải cùng một dân tộc. Thí dụ: người Mỹ với nhau.
Người cùng một dân tộc nói khác nhau là thường. Thí dụ 1: chữ maintenant người Pháp ở thủ đô Paris nói met năng, nhưng người Pháp ở Marseille nói manh tơ năng. Thí dụ 2: chữ bad người Mỹ ở thủ đô Washinton, D.C. nói bad, nhưng người Mỹ ở New York nói bed. Người Việt Nam ở các tỉnh cùng một chữ có thể nói khác nhau.     Người cùng dân tộc phát âm cùng một chữ khác nhau có khi nghe buồn cười là thường như đã nói trên, nhưng chỉ buồn cười mà thôi và khi đó nên nín cười làm mặt tự nhiên hoặc cười tươi làm như cười vì cảm thấy vui, như vậy mới phải; còn như chế nhạo hoặc khinh bỉ thì thật là vô lý và nhỏ mọn có khi thành độc ác và ngu xuẩn.
Nói vậy thôi, chứ nếu gặp một người đẹp hay một anh chàng đẹp trai người Quảng Nam hoặc Bình Định dù nói nghe khó hiểu hoặc buồn cười đến đâu, người ta cũng sợ te te gật đầu lia lịa nghe theo, đố mà dám cười ngạo. Ôi đời là thế !!!

Ngữ

Ngữ là chữ hoặc tự.
Alexandre de Rhodes, né en Avignon le 15 mars 1591 et mort à Ispahan (Perse) le 5 novembre 1660, est un prêtre jésuite français, missionnaire en Cochinchine et au Tonkin (Vietnam) et linguiste.
Chữ Việt được phát minh bởi Alexandre de Rhodes (A lịch sơn Đắc lộ). Alexandre de Rhodes (1591-1660) là người Pháp, một Linh Mục đạo Thiên Chúa dòng Jésuite (dòng học giỏi) Pháp, một nhà truyền đạo ở Nam Bộ và Bắc Bộ Việt Nam, và một nhà ngôn ngữ học.
De Rhodes nghe người Việt nói rồi ghi lại bằng các mẫu tự abc và phát minh ra chữ Việt để giảng đạo. Vì vậy chữ Việt này rất thô sơ. Thí dụ chữ Trời viết là Blời.
Chữ Việt này sau đó được các nhà trí thức Việt Nam sửa chữa lại.
Chữ Việt từ 1930 đến 1945 đúng và đã được dùng để viết ra những tác phẩm văn nghệ có giá trị, đứng vững với thời gian. Thí dụ các tiểu thuyết, thơ, nhạc tiền chiến, vân vân.
Chữ Việt này gọi là chữ Việt gốc, tiếng lóng gọi là chữ Việt xịn (l’original – bản chính). Chữ Việt gốc này được dùng cho đến năm 1954.
Từ 1954 đến nay đa số người Việt viết chữ Việt quá tệ, sai từ chữ đến văn phạm. Có thể nói hiện chữ Việt bị khủng hoảng nặng nề. Việc này là do lỗi của bộ giáo dục của các chính quyền đương thời. Bộ giáo dục đã dạy chữ Việt bằng cách để học trò nhớ thuộc lòng chữ Việt, mà không cắt nghĩa chữ Việt bằng những thí dụ cho biết tại sao chữ có dấu hỏi, dấu ngã; tại sao chữ có g và không có g; tại sao mẫu tự cuối cùng (tiếp vĩ ngữ) là chữ t chứ không phải chữ c hoặc ngược lại (vice versa). Ôi nước ta một thời đã có các bộ giáo … đục.
Chữ Việt hiện nay cần chỉnh lại như thời 1930-1954.

Khai Phi

%d bloggers like this: