Khai Phi's Website

Luật Về Vần Bằng Vần Trắc Trong Thơ Lục Bát

Vần bằng là những chữ có dấu huyền hoặc không có dấu. Thí dụ: bằng, tôi, anh, em, cô, vân vân.
Vần trắc là những chữ có dấu sắc, hỏi, ngã, nặng. Thí dụ: sắc, hỏi, ngã, nặng, vân vân.

Thơ Lục Bát là thơ bắt đầu bằng câu sáu chữ, tiếp theo là câu tám chữ và cứ thế tiếp tục cho đến hết bài thơ hoặc tập thơ. Thí dụ:

Em ơi , chớp bể mưa nguồn ,
Gió to sóng lớn , làm buồn tim ta …
(Gửi Người Ra Khơi – KPHN)

Đường Chiều Paris
Paris có gái mỹ miều ,
Khách du xao xuyến đường chiều Paris …
KPHN

Miền Trung đồi núi cheo leo ,
Tây Sơn Nguyễn Huệ vượt đèo phá Thanh .
Đường đi cảnh đẹp như tranh ,
Núi tô nét thắm , biển xanh ngát lòng .
Em là cô gái miền Trung ,
Em đi trong nắng của trùng dương xanh ,
Mắt em là bể ân tình ,
Tóc bay theo gió in hình núi lam . (*)
(Đường Miền Trung – Khai Phi Hạnh Nguyên)
(*) in hình núi lam : tóc in hình lên núi xanh đậm .

Làm thơ Lục Bát chỉ cần nhớ luật về vần bằng vần trắc cho câu sáu chữ và câu tám chữ như sau:
0B 0T 00
0B 0T 00 00
và cứ thế tiếp tục cho đến hết bài thơ hoặc tập thơ.
0 nghĩa là vần bằng hay trắc cũng được (vần nào cũng được).
B là vần bằng
T là vần trắc

Khai Phi Hạnh Nguyên
Viết tặng một người bạn Quảng Nam, HLVVL, lòng đầy ý thơ hay.

T.B.
Xin xem thêm bài Luật Về Vần Điệu Trong Thơ Việt Nam trên Khai Phi’s Website.

%d