Khai Phi's Website

Thảm Trạng Sức Khỏe Về Già

  
Thảm trạng sức khỏe về già là tình trạng thê thảm của sức khỏe khi về già:
1. (mù thì phải chống gậy và có chó dắt đi, phải nhờ người tin cậy giúp đỡ về quản lý tiền của).
Mù vì bệnh cườm (cataract – cataracte). Những người bị bệnh đái đường (diabetes) thường hay bị bệnh cườm nhất là khi về già.
Một bên của con mắt nhìn thấy mờ rồi dần dần không nhìn thấy. Đó là vì thủy tinh thể (lens – cristallin) bắt đầu bị đục đáng lẽ bình thường trong suốt. Đa số bác sĩ phòng mạch chỉ cần dùng một cái đèn pin tầm thường nhỏ bằng ngón tay cũng có thể thấy được đốm mờ của thủy tinh thể. Bây giờ bác sĩ phải giới thiệu bệnh nhân đi khám bác sĩ nhãn khoa (ophthalmologist – ophthalmologiste). Bác sĩ nhãn khoa sẽ hẹn ngày để giải phẫu lấy nguyên vẹn thủy tinh thể bi cườm đi (thủy tinh thể bị cườm không bị vỡ) và bệnh nhân sẽ nhìn thấy rõ lại như thường.
Ngày giải phẫu là lúc cườm đã chín (mature – mûre). Nếu không đi giải phẫu (lỗi bệnh nhân) hoặc giải phẫu trễ (lỗi bác sĩ) khi cườm đã quá chín (hypermature – hypermûre) thì bệnh nhân sẽ bị mù vì cườm sẽ vỡ ra, nước đục trong cườm tràn khắp bên trong mắt làm tròng đen thành trắng xóa.
Lens – cristallin: thủy tinh thể (thấu kính hội tụ – convex lens – lentille convexe – trong như thủy tinh).
Cornea – cornée: giác mạc (màng trong suốt của mắt ở ngoài cùng và giữa con mắt).
Iris: mống mắt (ở ngay sau giác mạc, thường màu nâu nếu là người da vàng).
Pupil – pupille: lỗ của mống mắt (con ngươi).
Retina – rétine (màng thần kinh mắt)
Mù vì bệnh tăng nhãn áp (glaucoma – glaucome)
Chất lỏng bên trong mắt có một áp lực (sức ép) làm cho con mắt căng tròn một cách bình thường.
Khi áp lực này bị tăng lên, người ta bị bệnh tăng nhãn áp (áp lực trong mắt bị tăng). Khi bệnh tăng nhãn áp thành bệnh tăng nhãn áp cấp tính – acute glaucoma – glaucome aigu, áp lực trong mắt bỗng tăng vọt lên. Áp lực quá cao này sẽ ép lên màng thần kinh mắt (retina) làm xẹp các mạch máu của màng do đó máu không tới nuôi màng thần kinh mắt được và trong khoảng 48 giờ màng thần kinh mắt sẽ chết khiến bệnh nhân bị mù.
Bệnh tăng áp nhãn (glaucoma – glaucome) khởi đầu bằng bị nhức mắt đi bác sĩ và uống thuốc không thấy bớt. Phải đi bác sĩ nhãn khoa (ophthalmologist – ophthalmologiste) ngay lập tức, đừng chờ đến khi bị nhức mắt chịu không nổi vì lúc này bệnh tăng áp nhãn (glaucoma – glaucome) trở thành bệnh tăng áp nhãn cấp tính (acute glaucoma – glaucome aigu) sẽ làm bệnh nhân bị mủ trong 48 giờ.
2. Bệnh Nằm Liệt Giường Ỉa Đái Trong Quần
Bệnh áp huyết cao (high blood pressure, arterial hypertension) nếu điều trị không đúng có thể bị tai biến mạch máu não (strokes – accidents vasculaires cérébraux) nghĩa là vỡ mạch máu não khiển não không có máu tới nuôi dưỡng nên sẽ bị chết dần gây ra tê liệt có thể nằm liệt giường ỉa đái trong quần.
3. Bệnh Ỉa Đái Trong Quần Không Cầm Được Và Không Hay Biết Gì
Đó là bệnh Alzheimer (bệnh lú lẫn) thời kỳ thứ ba (third stage).
Thời kỳ thứ tư (thời kỳ cuối) – final stage – của bệnh Alzheimer: bệnh nhân chết vì bị hôn mê do nhiễm trùng (death of coma by infection)

Khai Phi, MD